HÒA LẠC HÒA BÌNH-EXPRESSWAY
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trang web Hòa Lạc - TP.Hòa Bình Expressway !
HÒA LẠC HÒA BÌNH-EXPRESSWAY
Chào mừng bạn đến với diễn đàn trang web Hòa Lạc - TP.Hòa Bình Expressway !
HÒA LẠC HÒA BÌNH-EXPRESSWAY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Thiết kế name card, độc đáo kết hợp màu sắc ấn tượng
In card visit nhanh, in card visit rẻ đẹp, in card visit ở Hà Nội
Chuyên photo A4-A0, photocopy giá rẻ
In nhanh poster đẹp tại Hà Nội
Nơi in tờ rơi, tờ gấp màu nhanh nhất tại Hà Nội
in card công ty xây dựng Trần Đăng Ninh
In màu a4-a3, photo coppy, giá rẻ năm 2014 tại Trung Hòa
in màu a4-a3 laser siêu rẻ, siêu đẹp, đặc biệt giá cả rất hợp lý — Hà Nội
Làm kỷ yếu, in kỷ yếu số lượng ít đẹp và trang nhã, thiết kế chuyên nghiệp chất lượng cao tại Hà Nội
In kỷ yếu giá rẻ nhất Hà Nội
In kẹp file, kẹp tài liệu giá cả cạnh tranh
Đường cao tốc Chongzun
Autorun Virus Remover 3.1.0422 - Ngăn chặn mọi virus autorun từ USB
Microsoft Security Essentials 2.1.1116.0 Final - Trình diệt virus miễn phí từ Microsoft
5 Antivirus miễn phí tốt nhất của năm 2011
[Phần mềm + Hướng dẫn]Tích hợp Hiren's BootCD 14.1 Rebuild và mọi phiên bản vào menu boot vào Ổ Cứng (HDD) và RAM cho Windows 7 !!!
[Phần mềm + Hướng dẫn]Tích hợp Hiren's BootCD 14.1 Rebuild và mọi phiên bản vào menu boot vào Ổ Cứng (HDD) và RAM cho Windows 7 !!!
TuneUp Utilities 2010 9.0.2020.2 Final - Bộ công cụ tối ưu hàng đầu cho PC
Hot! Driver.Genius.Pro v10.0.0.761 Final _Crack No Virus ---Update driver mới nhất -» CHUẨN KO CẦN CHỈNH->NHANH TAY HỐT NÀO :D
Your Uninstaller! 7.4.2011.12 (Updated 08.11.2011) _ Gỡ phần mềm hàng đầu !!!





















Share | 
 

 Nắng vàng trong rừng khô

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1754
Điểm : 6794
Ngày tham gia : 22/12/2010
Tuổi : 39
Đến từ : Hà Nội
Level: 39 Kinh nghiệm: 1754%
Sinh mệnh: 1754/100
Pháp lực: 39/100

NGƯỜI ĐIỀU HÀNH
Phù hiệu: Nắng vàng trong rừng khô POLLICE

Nắng vàng trong rừng khô Empty
Bài gửiTiêu đề: Nắng vàng trong rừng khô   Nắng vàng trong rừng khô Icon_minitimeWed Mar 02, 2011 11:39 pm





Nắng vàng trong rừng khô

Trương Vũ















Nắng vàng trong rừng khô Truongvu_75757998228


Cách
đây hơn ba mươi năm, khi còn ở Philadelphia, mỗi lần đi bộ từ nhà trọ
đến trường đại học, tôi thường đi ngang một khu townhouse thuộc giới
nghèo trên đường Chestnut. Nếu đi vào buổi sáng, khoảng mười giờ, có
nắng tốt, thế nào tôi cũng nhìn thấy một người đàn bà ngồi trước thềm
nhà. Da trắng, khoảng sáu mươi, tóc trắng như bạch kim, chải sát vào
đầu. Lúc nào cũng vậy, người đàn bà ngồi im lặng, bất động, mắt nhìn xa,
đăm chiêu, trông như một pho tượng của Rodin. Có vẻ như với bà những gì
đang xảy ra trước mặt không có nghĩa gì cả. Tôi thực sự không bao giờ
biết bà đang nhìn gì, thấy gì. Chỉ có cảm giác là vào lúc đó trong đầu
bà chắc bao nhiêu hình ảnh của quá khứ đang trở về, bao nhiêu tâm tư
từng lắng sâu vào tâm khảm đang sống lại. Khó ai biết. Chỉ biết nơi con
người đang ngồi bất động đó hiển lộ một sự sống khác, chứa chất một thảm
kịch nào. Những lúc như vậy, tôi đều mơ có khả năng vẽ nên một chân
dung đích thực, biểu hiện được những phức tạp của con người, những thứ
phức tạp thường tạo nên một cái đẹp kinh hồn cho nghệ thuật. Giấc mơ đó
không thực hiện được. Cũng có lúc, tôi muốn tìm hiểu hơn về bà, hoặc tìm
cách nói chuyện với bà. Nhưng, tôi không dám, không biết làm cách nào
và cũng không chịu khó suy nghĩ kỹ hơn phải làm cách nào. Từ lúc rời
Philadelphia đến nay, thỉnh thoảng tôi có trở về, có đi ngang con đường
cũ, nhưng không bao giờ gặp lại con người đó. Nhưng hình ảnh người đàn
bà ngồi như pho tượng trước thềm nhà vào mỗi sáng rất khó quên. Nó khiến
tôi liên tưởng đến một số hình ảnh khác, để viết ra những dòng sau đây.




Tôi
có một người bạn trẻ, TLT, tốt nghiệp về phân tâm học ở đại học Johns
Hopkins, Baltimore. Thời gian làm nghiên cứu sinh, T tình nguyện vào làm
trong một bệnh viện tâm thần ở Boston và tại một số tư gia do cơ quan
tỵ nạn địa phương giới thiệu. Bệnh nhân của T thuộc nhiều thành phần
người Việt khác nhau, tuổi từ 15 đến 70. Đó là những người đàn bà mắc
bệnh tâm thần sau khi trãi qua những thảm kịch trên biển đông, mất
chồng, mất con, bị hãm hiếp,… Đó là những đứa trẻ mới trước đó sống êm
ấm với gia đình bỗng chứng kiến cảnh hãi hùng, rồi vụt cái, mất cha, mất
mẹ, mất anh em, rồi ngơ ngơ ngác ngác trong một xã hội hoàn toàn xa lạ.
Đó là những người qua tuổi trung niên mất định hướng, không đương đầu
nổi với những đổi thay quá lớn, quá nhanh về hoàn cảnh, văn hóa, ngôn
ngữ, xã hội. Đó là những thanh niên mắc các loại bệnh về ảo giác, lúc
nào cũng trông thấy những hình ảnh kỳ lạ, nghe những âm thanh ma quái
luôn thúc giục mình làm những điều không phải, v.v. T làm việc với những
bác sĩ, y tá, cán sự xã hội địa phương. Sau năm năm, vì nhu cầu hoàn
thành luận án, T phải về lại trường rồi sau đó lo kiếm việc làm. Lúc T
rời Boston, có khoảng 25 phần trăm trong số bệnh nhân này hồi phục để có
thể tiếp tục đời sống một cách tương đối bình thường như nhiều đồng bào
khác của họ. Những người còn lại, theo hiểu biết của T, đa số sẽ không
chữa trị được. Đời sống của họ như thế nào qua từng tháng ngày trong khu
bệnh viện tâm thần, cho đến những giờ cuối cùng, ít ai biết. Đến nay,
vì làm việc ở xa, T không thể tình nguyện trở lại bệnh viện đó như
trước, nhưng mỗi lần nói về những bệnh nhân cũ cũa mình T vẫn còn đầy
xúc động như nói về những người thân bất hạnh.




Viết
đến đây, tôi chợt nghĩ đến trường hợp một người đàn bà tôi có nghe đến.
Đó là một phụ nữ trẻ đẹp khi cùng chồng và hai đứa con còn rất nhỏ vượt
biển khoảng cuối thập niên 70. Trên đường vượt biển, họ gặp nạn, hai
đứa con rớt xuống biển, người chồng vội nhảy xuống cứu và cả ba đều chết
đuối. Thảm kịch xảy ra nhanh như chớp trước mắt chị. Chị và một số
người khác được cứu sống. Chúng ta có thể mường tượng những gì xảy ra
sau đó cho người đàn bà bất hạnh này. Sau một thời gian ở trại tỵ nạn,
chị được đi định cư ở Mỹ, luôn giữ bên mình những kỷ vật của chồng và
hai con, góp nhặt được sau tai nạn trên biển. Suốt gần mười năm kế tiếp,
chị sống âm thầm với kỷ niệm lẫn với những ám ảnh kinh hoàng từ chuyến
đi định mệnh đó. Không ai nghĩ rằng chị có thể trở lại đời sống bình
thường, cho đến khi có một người đàn ông khác đến. Tình thương, hiểu
biết, kiên nhẫn, ân cần… đã mang lại chị một niềm an ủi. Họ thành vợ
chồng. Trong nhà vẫn để bàn thờ của hai con và người chồng cũ, nhưng họ
quyết định sống một đời mới. Không biết những năm tháng sau đó, những ám
ảnh của quá khứ có thỉnh thoảng trở về, chen vào giữa họ, nhưng đây vẫn
là một “happy ending”. Chị may mắn hơn rất nhiều người đàn bà khác cùng
cảnh ngộ, cùng là nạn nhân của thảm kịch trên biển đông trong thập niên
đầu sau khi chiến tranh chấm dứt, mà có nhiều người còn trãi qua những
kinh nghiệm hãi hùng hơn nữa.




Cuối
năm rồi tôi có hân hạnh gặp một thanh niên đến từ Việt Nam do các con
tôi mời về dùng cơm tối với gia đình. Người thanh niên ở khoảng tuổi ba
mươi, nói năng nhỏ nhẹ, ăn mặc và ứng xử như mọi thanh niên bình thường
khác. Khi trò chuyện với tôi, lúc nào cũng xưng “con” nên lúc đầu tôi
ngỡ là bạn của các con tôi. Sau vài câu thăm hỏi biết đó là một linh mục
mới thụ phong được vài năm. Sau khi thụ phong, ông tình nguyện đến coi
sóc một viện mồ côi nhỏ ở Sài Gòn, dành cho những trẻ em bị HIV. Trong
số này có những em còn cha mẹ nhưng bị bỏ vào đó vì cha mẹ không đủ khả
năng nuôi dưỡng. Tuổi thọ của các em thường không quá mười lăm. Một số
bác sĩ gốc Việt khi về Việt Nam làm thiện nguyện có đến thăm viện mồ côi
này. Xúc động về hoàn cảnh của các em và cảm kích về những nỗ lực của
ban điều hành và những người tình nguyện đến chăm sóc, cùng những khó
khăn về nhiều phương diện, nhóm bác sĩ quyết định vận động giúp đỡ viện.
Phần lớn sự trợ giúp đến từ các thân hữu Việt và Mỹ ở hải ngoại. Do đó,
vị linh mục cùng với một em bị HIV với một y tá đi theo săn sóc được
mời sang Mỹ gặp gỡ các thân hữu. Tôi có gặp bé gái đó. Xinh xắn, nói
năng rất tự nhiên và lễ độ, dễ gây cảm tình của người đối diện. Mới nhìn
tưởng chừng đó là một em bé khoảng mười tuổi nhưng thật ra em đã mười
sáu tuổi, mà sức trưởng thành chỉ đến đó. Em nói năng có vẻ tự chế, chấp
nhận số phận mình một cách tự tại. Những người đã đến thăm viện mồ côi
cho tôi biết là các em ở viện không được trường học bên ngoài nhận nên
viện tổ chức lớp học riêng cho các em. Các em được học hành và vui đùa
như mọi trẻ em bình thường khác, mặc dầu tất cả đều biết mình sẽ rời cõi
nhân gian này bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên, thực hiện được điều đó không
dễ. Vị linh mục cần sự hổ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhiều
người.




Nói
đến những bác sĩ thích làm thiện nguyện, tôi nghĩ đến một người bạn trẻ
khác, bác sĩ LTL, một chuyên gia về ruột. Ông thường mang sách vở về
tặng và mời một số giáo sư y khoa Mỹ và Việt về giảng ở đại học y khoa
Huế. Trong một chuyến đi như vậy cách đây khoảng mười năm, mỗi ngày ông
đều thấy một bà cụ đẩy xe bán bánh mì đến chợ Bến Ngự, sáng đi chiều về.
Ông để ý thấy một chân của bà cụ đi đứng không được bình thường. Một
hôm ông đến chợ, đến nơi bà cụ bán bánh mì, ngồi xuống xin phép xem chân
bà, thấy ghẻ lở ăn sâu vào thịt. Sau đó, cứ hai ba ngày ông mang thuốc
men đến, chăm sóc vết thương. Khi vết thương gần lành hẳn, có thể tự
chữa lấy được, cũng là lúc ông từ giã bà cụ về lại Mỹ. Bà ôm ông khóc.
Ngày nay, LTL là một bác sĩ rất thành công ở Maryland. Ông thỉnh giảng ở
một đại học y khoa lớn, có phòng mạch riêng, nhận làm chủ nhiệm khoa
ruột của một bệnh viện quan trọng một thời gian, gia đình hạnh phúc. Mới
đây, ông kể tôi nghe, vài tháng trước ông có về lại Việt Nam. Người
đồng nghiệp ở y khoa Huế thường làm việc chung với ông trong những
chuyến về thiện nguyện, trước đây khá nghèo, bây giờ lái một chiếc
Mercedes mới toanh ra đón ông ở phi trường. Tôi thực sự mừng cho sự
thành công của họ, mừng họ có nếp sống cao, vì họ xứng đáng được hưởng
thành quả do tài năng và sức lao động của họ. Tuy nhiên, mỗi lần nghĩ
đến LTL, hình ảnh đầu tiên hiện ra trong đầu tôi vẫn là hình ảnh một bác
sĩ trẻ ngồi xuống chăm sóc ghẻ lở nơi bàn chân một bà cụ bán bánh mì ở
chợ Bến Ngự.




hải ngoại, chúng ta thường nói, thường ca ngợi những thành công cá nhân
của người tỵ nạn hay thuộc gia đình tỵ nạn. Nhưng, chắc là chúng ta
cũng biết bên cạnh đó có rất nhiều người không thành công. Đặc biệt, có
nhiều người thiếu may mắn đang kéo lê cuộc đời của họ trong âm thầm. Với
bề ngoài lặng lẽ, họ chứa chất bên trong một thế giới riêng, thường khó
hiểu với người xung quanh. Những cái thế giới như thế chắc phải có một
sức mạnh nào đó, một sự nặng nề nào đó để kéo họ thu mình vào, không tìm
được lối ra, hay không muốn tìm một lối ra. Hoặc, có thể, thế giới đó
rất đơn giản, chỉ dung chứa một số phận không may để chấp nhận. Như
trường hợp các trẻ em mồ côi bị HIV, như trường hợp bà cụ bán bánh mì ở
chợ Bến Ngự, v.v. Nếu may mắn, họ có thể gặp những người có một tâm
lượng lớn hơn bình thường, một sự thông cảm lớn hơn bình thường, cũng
bằng một cách lặng lẽ đến giúp đỡ, chia xẻ nổi đau của họ. Như người tu
sĩ, người chồng, và những người trẻ tuổi tôi đã kể trên, và còn biết bao
nhiêu người như thế chúng ta không nói đến ở đây. Những việc làm đầy
tình người của họ, dù nhỏ hay lớn, như những tia nắng vàng trong rừng
cây khô, đã làm cuộc đời có ý nghĩa hơn. Và, nếu những cố gắng đầy chân
tình của họ biến đổi được một số phận không may hay mang lại một niềm
vui, một tia hy vọng về tương lai cho một người bất hạnh, tôi cho đó là
một thành công lớn. Một thứ thành công dễ khiến những người nghe đến trở
nên thâm trầm hơn./.




Trương Vũ
Về Đầu Trang Go down
https://duonghoalac-hoabinh.forumvi.com
 

Nắng vàng trong rừng khô

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ba người lùn trong rừng
»  Quê Nội Và Mùa Cúc Vàng Rực Rỡ
» Remove Empty Directories - Xóa các thư mục trống trong Windows
» Học rùng mình
» Rừng Nauy-Haruki Murakami
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HÒA LẠC HÒA BÌNH-EXPRESSWAY :: GIẢI TRÍ :: VĂN HỌC :: Tạp bút-
Chuyển đến